Ngân hàng VN thắt chặt cho vay Kinh doanh BĐS, Tiêu DÙng, Chứng khoán.

Trong tình hình dịch bệnh Covid_19 đã và đang để lại hậu quả về kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Thì ngành Ngân hàng cũng đang bắt đầu đối mặt với sự ảnh hưởng của Dịch bệnh. Đặc biệt về các sản phẩm cho vay tín dụng. Khách hàng mới thì bị ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tính thanh khoản của Tài sản đảm bảo thì ngày càng thấp. Khách đang có dư nợ tại bank thì không có khả năng trả nợ và chứng minh tài chính để được cấp

Trong tình hình dịch bệnh Covid_19 đã và đang để lại hậu quả về kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Thì ngành Ngân hàng cũng đang bắt đầu đối mặt với sự ảnh hưởng của Dịch bệnh. Đặc biệt về các sản phẩm cho vay tín dụng. Khách hàng mới thì bị ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, tính thanh khoản của Tài sản đảm bảo thì ngày càng thấp. Khách đang có dư nợ tại bank thì không có khả năng trả nợ và chứng minh tài chính để được cấp thêm hạn mức tín dụng.

Về phía Ngân hàng nhà nước, theo báo cáo của Vụ Dự báo thống kê thì các Ngân hàng trong nước đã nới lỏng về các điều kiện, điều khoản, biên độ và lãi suất với khách hàng. Ưu tiên các khoản vay với mục đích bổ sung Vốn kinh doanh, vay qua thẻ tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2020. Tuy nhiên, về phía các Ngân hàng TMCP trong nước thì “nới cái này – bóp cái kia”, thông qua việc “thắt chặt” về Tài sản đảm bảo, xếp hạng tín nhiệm của khách hàng nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn vay. Đặc biệt đối với các khoản vay Kinh doanh Bất động sản, chứng khoán và vay tiêu dùng.

Các ngành nghề được cho là động lực tăng trưởng tín dụng của hệ thống trong 6 tháng đầu năm 2020 là lĩnh vực “bán buôn, bán lẻ”; “xuất, nhập khẩu”, “xây dựng” và “dệt may”. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020, 49% TCTD kỳ vọng “xuất nhập khẩu” sẽ là động lực trưởng tín dụng của hệ thống, tiếp đến là “bán buôn, bán lẻ” (47%); “dệt may” (41%) và “xây dựng” (40%).

Đánh giá tổng thể trong cả năm 2020, “bán buôn, bán lẻ” vẫn là lĩnh vực được nhiều TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng nhất (46,9%); tiếp đến là “xây dựng” (43,9%); “xuất nhập khẩu” (41,8%) và “Dệt may” (40,8%). Đây cũng là 4 lĩnh vực được phần lớn các TCTD dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng trong cả năm 2021, trong đó “xuất nhập khẩu” được nhiều TCTD lựa chọn nhất.

Sơn Hoàng tổng hợp.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top