Cơ cấu nợ vay Ngân hàng trong mùa dịch Covid_19

Cơ cấu nợ vay Ngân hàng trong mùa dịch Covid_19

Trong đợt bùng phát dịch bệnh Covid_19 lần thứ 4 tại Việt Nam hiện nay, đây có thể là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay và tại thời điểm 7.2021 số ca nhiễm ngày một tăng, nhiều nhất vẫn đang thuộc về TP.HCM với số ca mắc mới mỗi ngày xấp xỉ 1.000 ca.

Thiệt hai về kinh tế xã hội chưa có 1 thống kê cụ thể, nhưng ai cũng tự hiểu rằng, hậu quả của dịch bệnh là không hề nhỏ. Nó tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế người dân. Từ những người có thu nhập thấp cho đến những người thu nhập cao trước đây. Rộng hơn là ảnh hưởng tới doanh nghiệp tại VN, tới người lao động tại các Doanh nghiệp.

Về mảng ngân hàng nói chung và mảng cho vay của các Ngân hàng ở VN cũng như các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại VN hiện nay. Cũng không nằm ngoài sự tác động của dịch bệnh. Khi mà cá nhân có nhu cầu vay mới để vượt qua thời kỳ khó khăn thì không đủ khả năng để chứng minh thu nhập cũng như sự khả quan trong việc sử dụng vốn, tái thiết sau dịch bệnh.

Năng hơn là những cá nhân, doanh nghiệp đang có những khoản vay tại các Tổ chức tín dụng, tuy dịch bệnh làm suy giảm nguồn thu nhập nhưng khoản nợ tại Ngân hàng vẫn phải duy trì thanh toán đúng hạn thực sự là một gánh nặng đang đè lên nhóm khách hàng này.

Theo thông báo của Ngân hàng nhà nước cũng như các chủ trương chính sách được truyền thông rộng rãi về việc: Cơ cấu, giãn nợ, phân kỳ trả nợ gốc lãi cho những khách đang gặp khó khăn và ảnh hưởng của dịch bệnh. Đó thực sự là một tin vui, là sự an ủi khích lệ cần có trong thời điểm hiện tại của khách vay vốn.

Tuy nhiên, việc triển khai về các Ngân hàng TMCP lại gặp rất nhiều khó khăn và bất cập, không có sự đồng bộ nhất quán dẫn đến việc “Chủ trương một đằng – Triển khai một nẻo” và Khách hàng vay vốn không được hỗ trợ theo chính sách của Ngân hàng nhà nước.

Điển hình tại 1 ngân hàng TMCP V (ẩn danh), khách hàng phải đủ điều kiện Ngân hàng đưa ra thì mới được cơ cấu khoản nợ theo hình thức: Hàng tháng trả lãi theo dư nợ thực tế –  Không trả gốc trong 3 – 6 – 9 hoặc 12 tháng. Số tiền gốc sẽ được chia đều cho các tháng sau này. Điều kiện mà Ngân hàng đưa ra như sau:

  • Nguồn thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh phải giảm tối thiểu 30% so với trước khi dịch bệnh xảy ra;
  • Nguồn thu nhập hiện tại phải đáp ứng được khả năng trả nợ cho khoản vay sau khi cơ cấu nợ;
  • Tại thời điểm điểm đề xuất cơ cấu nợ không có nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) và không có nợ chú ý (nhóm 2)

Như vậy, khách hàng sẽ rất khó khăn trong việc chứng minh thu nhập giảm sút vì nhiều khách có nhiều nguồn thu khác nhau, chứng từ không đầy đủ và đặc biệt có những khách nguồn thu nhập = 0 (Ví dụ nguồn thu từ chạy xe dịch vụ, lương công ty nhưng hiện tại đang thất nghiệp…). Như vậy không khác gì trò chơi “Leo cột Mỡ” mà chúng ta thường hay xem.

Chưa kể đến nếu khách hàng đã được cơ cấu nợ thành công, nhưng trong thời gian cơ cấu mà để xảy ra trường hợp nợ chậm, thì lịch sử tín dụng của khách sẽ bị xếp vào nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) và ảnh hưởng rất nhiều trong việc vay vốn sau này.

Về phía Ngân hàng cho vay, đơn thuần cũng là một tổ chức kinh doanh tiền, lợi nhuận đến từ các hoạt động cho vay là chính nên việc cho cơ cấu đồng loạt thì cũng dễ dẫn đến ảnh hưởng lợi nhuận. Điều này chúng ta cũng dễ hiểu.

Tóm lại, điều mà khách hàng vay vốn cần hỗ trợ lúc này đó là các giải pháp của Ngân hàng đưa ra phù hợp với điều kiện của khách, cơ cấu nợ vay hợp lý và thủ tục đơn giản hoặc các chính sách như: Cho vay thêm trên khoản vay hiện tại với các thủ tục xét duyệt nhanh chóng để khách hàng có nguồn tài chính thanh toán cho các khoản vay và bớt áp lực trong thời buổi dịch bệnh này.

Sơn Hoàng

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top