Khi đại dịch Covid xảy ra trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế, xã hội mà Coivid đi qua. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, hoạt động doanh nghiệp bị đình trệ và đóng cửa không hẹn ngày trở lại.
Nói về khía cạnh Ngân hàng, đơn vị cũng chịu ảnh hưởng nhiều do dịch. Không chỉ ở những Doanh nghiệp (pháp nhân) mà khách hàng cá nhân cũng làm cho Ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều. Đặc thù các NH Thương mại cổ phần ( NH TMCP) ở Việt Nam thì tỷ trọng khách hàng cá nhân (KHCN) chiếm đa số. Vì vậy, bài viết này chỉ xoay quanh đối tượng KHCN vay vốn tại các NH TMCP ở VN hiện tại.
Tuy Ngân hàng nhà nước có ban hành các thông tư, chỉ thị về việc triển khai hỗ trợ KHCN trong việc giảm lãi suất vay, cơ cấu nợ vay…nhưng việc triển khai đến các NH TMCP thì lại là 1 chuyển khác. Vì giảm lãi suất liên quan đến lợi nhuận của NH nên rất ít NH áp dụng chính sách này hoặc nếu có thì mức lãi suất sẽ giảm ít hoặc chỉ một vài đối tượng sẽ được áp dụng. Còn về chính sách cơ cấu nợ, nếu tính thời điểm hiện tại khi kinh tế đang khủng hoảng do dịch, thì việc không đóng tiền gốc lãi đến cuối năm 2021 thực sự là giải pháp tốt nhất.
Ví dụ cho chính sách cơ cấu này thì tại NH Quốc Tế VIB là một điển hình. Cơ bản về chính sách thì khách có 02 phương án để lựa chọn: Không đóng gốc (vẫn đóng lãi) và Không đóng gốc lãi. Thời gian ân hạn gốc lãi có thể kéo dài đến hết tháng 6.2022 (tối đa 6 tháng), sau đó số tiền gốc sẽ đóng bù lại cùng với số tháng ân hạn gốc tương ứng (ví dụ ân hạn tháng 9.2021 đến tháng 2.2022 thì sẽ đóng bù tiền gốc vào tháng 9.2022 đến tháng 2.2023). Tiền lãi trong 6 kỳ này sẽ được chia đều tối đa đến 12 tháng kể từ kỳ kết thúc ân hạn (theo ví dụ trên thì là kỳ tháng 3.2022 đến tối đa là tháng 2.2023).
Mục tiêu cơ cấu nợ không nằm ngoài việc tránh xảy ra nợ xấu tại Ngân hàng dẫn đến báo cáo số liệu cuối năm về trích lập dự phòng cao. Và cũng là để đồng hành cùng khách hàng đang gặp khó khăn sẽ bớt đi gánh nặng tài chính hiện tại.
Hy vọng đại dịch sẽ mau qua, kinh tế Việt Nam sẽ ổn định và Các ngân hàng ra thêm chính sách dành cho các khách hàng đã tham gia cơ cấu nợ, cho họ có cơ hội tiếp cận thêm nguồn vốn vay để phục hồi lại sau đại dịch.
Sơn Hoàng