Cơ cấu nợ vay – Con dao hai lưỡi cho Ngân hàng và Khách hàng vay

Cơ cấu nợ vay – con dao hai lưỡi cho Ngân hàng và Khách hàng.

Khi đại dịch Covid qua đi và để lại tổn thất lớn về con người, kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng, thì cơ cấu nợ vay trở thành chiếc phao cứu sinh cho khách hàng vay vốn, và là giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu cho Nhân hàng…

Khách hàng vay vốn được giảm bớt áp lực trả nợ hàng tháng (ít ra cũng đến hết năm 2021), nhân lực vật lực tập trung vực dậy cơ sở hoạt động kinh doanh, công việc trước đây hoặc còn ít tiền để trang trải cuộc sống gia đình.

Ngân hàng cho vay giảm được tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng cũng như báo cáo số liệu cuối năm sẽ “mượt mà”.

Nhưng với khách hàng vay, khi mà không còn áp lực trả nợ hàng tháng thì họ sẽ quên hoặc không còn chú tâm đến “nghĩa vụ trả nợ”, và họ không hình dung ra được áp lực trả nợ qua năm sau sẽ lớn như thế nào. Một vài ảnh hưởng nếu họ không trả nợ đủ và đúng hạn sau thời gian cơ cấu đó là: Lịch sử trả nợ lên nhóm 4 (theo qui định của Ngân hàng nhà nước), tài sản thế chấp sẽ bị Ngân hàng thu hồi phát mãi (theo cam kết lúc cơ cấu nợ), và chưa hẳn sau năm 2021 thì kinh tế sẽ phục hồi và đem lại thu nhập cao cho người dân (Theo thống kê đánh giá thì Việt Nam là nước sẽ Phục hồi Kinh tế chậm nhất Châu Á)…và còn rất nhiều điều có thể xảy ra mà hiện tại chúng ta chưa hình dung được.

Còn đối với Ngân hàng khi thực hiện cơ cấu nợ cho Khách hàng thì sao ? Ngoài chuyện giảm bớt tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro thì Ngân hàng cũng sẽ “lấy thêm” được một ít tiền lãi từ số tiền gốc đã cơ cấu. Số liệu báo cáo về tình hình nhóm nợ có thể đẹp, nhưng số liệu báo cáo hoạt động kinh doanh lại sụt giảm đáng kể. Thử tưởng tượng nếu Chính sách cơ cấu không thu lãi trong 6 tháng của số dư nợ là 10.000 tỷ thì mỗi tháng Ngân hàng giảm 100 tỷ tiền lãi (tạm tính lãi suất cho vay là 1%/tháng). Nếu qua năm sau, kinh tế chưa hồi phục thì sao? Cơ cấu nợ tiếp hay xử lý tài sản hay cho vay thêm ? Điều nào cũng mang đến rủi ro hoặc một vòng luẩn quẩn đến cho Ngân hàng và nhân viên tín dụng.

Vì vậy, cơ cấu nợ là con dao hai lưỡi dành cho cả đôi bên, nếu Ngân hàng vì sợ nợ xấu mà thực hiện chính sách cơ cấu một cách ồ ạt thì sẽ dễ dàng kéo theo khách hàng ngày càng đi sâu vào vòng luẩn quẩn. Vì số đông tâm lý khách hàng rất đơn giản: Ngân hàng cho chính sách thì hưởng, tới đâu tính tới đó.

Son Hoang.

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top