
Phân biệt App cho vay chính thống và App tín dụng đen (Phần 1)
Nếu bạn là một người đi vay vốn tại các Tổ chức tín dụng thì điều đầu tiên bạn quan tâm đó là vấn đề Pháp lý của Tổ chức tín dụng đó. Nếu vay ngân hàng thì việc tìm hiểu thông tin hoàn toàn dễ dàng vì các thông tin về Ngân hàng luôn được công bố rộng rãi trên khắp các phương tiện truyền thông, báo chí…và Ngân hàng là một tổ chức lớn nên cũng rất khó mạo danh (trừ những trường hợp mạo danh website của các Ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thông tin thẻ tín dụng…. về vấn đề này thì Finser24h sẽ có bài phần tích khác)
Trong hệ thống Tài chính Ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, có tổ chức tài chính được chia thành các nhóm như sau: Ngân hàng chính sách (02 tổ chức), Quỹ tín dụng nhân dân (02 tổ chức), Ngân hàng thương mại do Nhà nước làm chủ, sở hữu (04 tổ chức), Ngân hàng TMCP do Ngân hàng nhà nước quản lý vận hành (31 tổ chức), Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện (62 tổ chức), Ngân hàng liên doanh (02 tổ chức), Công ty tài chính (16 tổ chức) và hàng ngàn công ty hoạt động cho vay bằng các hình thức hợp pháp hoặc không hợp pháp đang hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết này, Finser24h chỉ nêu lên một vài điểm khác biệt hoặc các điểm mà người đi vay vốn Cần chú ý khi tìm hiểu các gói vay tín chấp tiền mặt tiêu dùng tại các Công ty tài chính và Tổ chức cho vay tiền mặt tiêu dùng.
Vậy, sự khác nhau giữa App cho vay chính thống và App tín dụng đen là gì? (xem thêm: Phân biệt App cho vay chính thống và App tín dụng đen (Phần 2)
App cho vay chính thống: App cho vay chính thống được các tổ chức tài chính quản lý và phát triển nhằm hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất cho người đi vay vốn có thể tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, không phải tổ chức tài chính nào cũng cho vay trên App, và không phải khách hàng nào cũng có thể vay tiền mặt ở Tổ chức tài chính đó nếu không thuộc phần khúc khách hàng mục tiêu mà Tổ chức tài chính đó hướng tới. Riêng về cho vay tiền mặt tiêu dùng, thì các công ty tài chính đang là một kênh hỗ trợ tốt nhất và mạnh nhất hiện nay ở Việt Nam.
Để phần biệt được các App cho vay chính thống, ngay khi tìm kiếm ứng dụng đó trên các kho ứng dụng (CH Play & Store) thì người dùng có thể biết được đơn vị chủ quản của App. Ngoài ra, do các Công ty tài chính chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) nên các thông tin về khoản vay, lãi suất, điều kiện vay, lịch trình thanh toán và số tiền thanh toán đều được công khai minh bạch trong hợp đồng vay vốn. Không có các phí ẩn, phí làm hồ sơ…. Người đi vay cũng có thể theo dõi hợp đồng vay vốn ở bất kì đâu và bất cứ khi nào nếu cần.
Ngoài ra, điều kiện vay của các App chính thống cũng hạn chế thấp nhất việc thu thập các dữ liệu khách hàng nhạy cảm như: Chia sẻ vị trí khách hàng, danh bạ điện thoại, quyền quản lý truy cập các tài khoản cá nhân…
Ngược lại, để vay được trên các App cho vay chính thống thì khách hàng phải đáp ứng các tiêu chí tương đối khắt khe theo qui định của đơn vị cho vay. Qui trình phê duyệt giải ngân phải đảm bảo theo qui định của SBV và Tổ chức tín dụng đó. Nếu khách hàng không đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, thì ngoài việc chịu các phí phạt thì lịch sử tín dụng của khách hàng trên hệ thống thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) sẽ bị ghi nhận tình trạng nhóm nợ (Nợ xấu).
Hy vọng với những thông tin trên, người đi vay tiền mặt tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa các App cho vay chính thống và App tín dụng đen để hạn chế thấp nhất những chi phí, rủi ro cho bản thân mình.
Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin về các khoản vay thế chấp tài sản, tín chấp tiêu dùng, thẻ tín dụng…hoặc các sản phẩm khác liên quan đến Ngành tài chính, vui lòng liên hệ các Chuyên gia tư vấn của Finser24h để biết thêm thông tin.
Sơn Hoàng.
Xem thêm: Phân biệt App cho vay chính thống và App tín dụng đen (Phần 2)