NỢ XẤU CÓ VAY ĐƯỢC NGÂN HÀNG HAY KHÔNG?

NỢ XẤU CÓ VAY ĐƯỢC NGÂN HÀNG HAY KHÔNG?

Trước tiên, theo định nghĩa về nhóm nợ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) thì nợ được chia thành 5 nhóm, với tỷ lệ rủi ro tăng dần tương ứng được xếp từ 1 tới 5. Nhóm 1 là Nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2 là Nợ Cần chú ý, Nhóm 3 là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 là Nợ nghi ngờ và Nhóm 5 là Nợ có khả năng mất vốn (Xem thêm chi tiết Thông tư 11/2021/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Tại đây)

Vì vậy, Khách hàng thuộc nhóm nợ 3 trở đi được xếp vào Nhóm nợ xấu và thuộc đối tượng loại trừ khi cho xem xét thẩm định cho vay của các Tổ chức tín dụng. Kể cả việc khách hàng đó đã tất toán khoản nợ xấu đó nhưng lịch sử tín dụng của khách hàng đó trên Hệ thống thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) vẫn còn lưu lại lịch sử của món nợ này (Thời gian lưu trữ là 5 năm kể từ ngày tất toán). Tuy nhiên, để hỗ trợ cho những khách hàng đang thuộc nhóm nợ xấu nhưng có dư nợ nhỏ hơn 10 triệu đồng thì CIC đã áp dụng điều kiện để xóa lịch sử nợ xấu thì khách hàng cần phải tất toán hết dư nợ của khoản vay này, CIC sẽ cập nhật và xóa lịch sử nợ xấu của khách trên hệ thống ngay mà không cần đợi qua 5 năm như trước đây. Đây cũng là cơ hội cho những người đang hoặc đã từng bị nợ xấu các món vay tín chấp tiêu dùng nhỏ dưới 10 triệu đồng.

Vậy, Nợ xấu có vay được Ngân hàng hay không?

Trong khuôn khổ bài viết này, Finser24h chỉ chia sẻ về đối tượng khách hàng đã và đang bị nợ xấu của món vay thế chấp tài sản (Bất động sản, phương tiện vận tải, hàng hóa…) để người đi vay có thêm góc nhìn, và kinh nghiệm cũng như tự đánh giá bản thân mình có đủ điều kiện vay hay không. (Xem thêm cách phân biệt Vay theo App công ty tài chínhApp tín dụng đen)

Trước tiên, theo quy định thì khách hàng đã và đang bị nợ xấu là thuộc đối tượng không được cấp tín dụng theo luật của SBV. Tuy nhiên, sẽ có vài trường hợp khách bị nợ xấu nhưng Tổ chức tín dụng sẽ đánh giá và đưa ra phương án hỗ trợ những đối tượng này.

Về phía khách hàng, cần phải chứng minh được lý do vì sao để xảy ra tình trạng nợ xấu. Cần trung thực chia sẻ nếu thực sự khoản nợ xấu đó là do khách quan dẫn đến như: tình hình kinh doanh tại thời điểm vay vốn bị ảnh hưởng, một số yếu tố tranh chấp trong gia đình hoặc tranh chấp trong quá trình vay vốn chung…Khách hàng cũng cần chứng minh việc cố gắng hợp tác với đơn vị cho vay để xử lý khoản nợ, tài sản thế chấp hoặc nguồn thu nhập nhưng không mang lại hiệu quả. Khách hàng không nên nghĩ ra các lý do không có thực để qua mắt bộ phận thẩm định phê duyệt, vì kinh nghiệm họ có đủ để phát hiện ra những mâu thuẫn, điểm bất thường cũng như “kịch bản” mà khách hàng đưa ra.

Về phía tổ chức tín dụng cho vay, họ quan tâm đến tư cách, thái độ khách hàng, nguyên nhân dẫn đến món nợ xấu và đặc biệt là tình hình nguồn thu nhập hiện tại của khách hàng có ổn định và đủ để trả nợ cho khoản vay đề xuất lần này hay không.

Tổ chức cho vay sẽ tùy tình hình mà có hướng dẫn cụ thể cho khách hàng. Có thể những điều đó không được tiện chia sẻ ở bài viết này, nhưng Finser24h tự tin là có thể đưa ra giải pháp tối ưu cho khách hàng đã và đang nợ xấu VẪN CÓ THỂ VAY VỐN NGÂN HÀNG được.

Liên hệ ngay với chuyên viên tư vấn của Finser24h nhé.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top