Hệ lụy của việc Trả chậm khoản vay tại Tổ chức tài chính.
Theo định nghĩa của Luật các Tổ chức tín dụng thì Tổ chức tài chính bao gồm các Ngân hàng, công ty tài chính, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam… đây là các tổ chức được thành lập hợp pháp và chịu sự quản lý điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV) để thực hiện các hoạt động liên quan đến Tài chính như: Huy động, cấp tín dụng, cho thuê tài chính, … các tổ chức này phải luôn tuân thủ các luật, quy định trong việc triển khai các hoạt động tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài viết này, Finser24h sẽ nêu ra một số điểm liên quan đến lĩnh vực cho vay của các Tổ chức tín dụng để bạn đọc có thể tham khảo và cập nhật thêm kiến thức.
- Các sản phẩm cho vay của các Tổ chức tài chính.
Tại Việt Nam, có rất nhiều tổ chức cho vay và các sản phẩm cho vay rất phong phú, phù hợp với từng đối tượng khách hàng là Cá nhân và Tổ chức. Do nhu cầu thực tế của khách hàng mà các Tổ chức tín dụng luôn phải thay đổi, thiết kế ra những sản phẩm cho vay cho phù hợp với xu hướng kinh tế, điều kiện khách hàng cũng như đảm bảo qui định của pháp luật hiện hành.
Về sản phẩm cho vay, được chia thành 2 loại phổ biến: Vay thế chấp có Tài sản đảm bảo (TSĐB) và Vay tín chấp.
- Vay thế chấp có tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo bao gồm Bất động sản, Phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hóa nguyên vật liệu, quyền sở hữu tài sản hình thành trong tương lai.
- Vay tín chấp: Dựa vào đánh giá khách hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng mà Tổ chức tín dụng cấp một hạn mức vay phù hợp mà không yêu cầu tài sản thế chấp kèm theo.
(Xem thêm: Phân biệt Cho vay Hạn mức và Hạn mức tín dụng)
- Các hệ lụy khi trả chậm tại các Tổ chức tín dụng.
Khi khách hàng được cấp một khoản vay, theo quy định của SBV thì Tổ chức cho vay phải cập nhật thông tin khách hàng, thông tin khoản tín dụng lên hệ thống thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), ngoài ra còn một tổ chức khác cũng có chức năng nhiệm vụ như CIC nhưng về quy mô hoạt động, thông tin dữ liệu hạn chế hơn đó là Công ty CP Thông tin tín dụng Việt Nam (PCB). Nói chung dù bạn vay ít hay vay nhiều thì thông tin cá nhân, khoản vay của bạn đều được cập nhật lên các hệ thống này.
Báo cáo của CIC, PCB khi được đề nghị truy xuất thông tin sẽ trả ra rất nhiều thông tin liên quan như: Các thông tin pháp lý về người vay, điểm tín dụng, thông tin chi tiết về khoản vay như tổng dư nợ, tình trạng quan hệ với các Tổ chức tín dụng, lịch sử trả nợ (trả đúng hạn hay trễ hạn, số ngày trễ hạn, nhóm nợ tương ứng), số hợp đồng vay, ngày vay, tình trạng nợ (định nghĩa theo 5 nhóm nợ của SBV) …
Nếu quá trình vay vốn, khách hàng sẽ được chấm điểm tín dụng cao và là một lợi thế khi đề xuất vay vốn tại các Tổ chức tín dụng.
Ngược lại, nếu quá trình vay vốn mà khách hàng phát sinh lịch sử trả nợ chậm thì sẽ rất bất lợi khi đề xuất vay tại các Tổ chức tín dụng như:
- Nếu bạn bị nợ xấu (khoản vay có lịch sử hoặc hiện tại đang trả nợ chậm trên 90 ngày) thì sẽ không được cấp tín dụng theo qui định của SBV và các Tổ chức tín dụng.
- Nếu bạn phát sinh nợ chú ý (khoản vay có lịch sử hoặc hiện tại đang trả nợ chậm từ 10 ngày đến 90 ngày). Vẫn có khả năng được duyệt vay tuy nhiên khả năng này không cao hoặc bạn phải chứng minh nguồn thu hiện tại phải tốt, ổn định và có thể đáp ứng khả năng trả nợ cho khoản vay lần này.
- Khả năng được duyệt khoản vay mới rất khó.
- Dù bạn bị nợ xấu với mức dư nợ 1 triệu nhưng cũng sẽ bị từ chối cho vay sau này. Khoản nợ xấu chỉ được xóa khi bạn hoàn thành nghĩa vụ trả nợ tại Tổ chức tín dụng mà bạn đang nợ bao gồm Gốc, lãi, phí phạt…
- Mức phí phạt cho các khoản trả nợ chậm rất cao thông thường lãi suất phạt là 150% lãi suất cho vay. Thời gian nợ càng lâu thì phí phạt càng nhiều.
- Khoản vay nhỏ nhưng tình trạng đang nợ xấu thì bạn sẽ bị các tổ chức cho vay đánh giá không tốt về năng lực trả nợ, thái độ và hành vi trả nợ không cao.
- Nếu bạn đang bị nợ xấu, khi bạn lập gia đình thì vợ/chồng của bạn cũng sẽ bị liên quan và sẽ không thể vay được những món vay mới tại các Tổ chức tín dụng.
Đó là một vài hệ lụy khi bạn để phát sinh nợ chậm, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hiện nay. Ngoài ra, nếu bạn có những khoản vay tại các công ty cho vay không hợp pháp, app cho vay tiền online (gọi tắt là Tín dụng đen), bạn cũng có thể gặp các tình huống như sau:
- Người thân của bạn bị gọi điện thoại làm phiền, nhắc nhở đốc thúc bạn đóng tiền
- Hình ảnh của bạn, người thân, con cái, vợ/chồng bị tung lên các trang mạng xã hội (zalo, facebook…)
- Sếp, đồng nghiệp của bạn cũng sẽ bị gọi điện thoại làm phiền và khả năng bạn sẽ mất việc khi bị trường hợp này.
- Thông tin của bạn cũng được in tờ rơi và được dán/phát ở xung quanh nơi bạn đang sinh sống, làm việc…
- Và còn nhiều cách khác sẽ được áp dụng nhằm gây áp lực cho bạn trong việc thanh toán khoản vay đúng hạn, đầy đủ.
Trên đây là một vài tổng hợp về các Hệ lụy khi bạn trả nợ khoản vay không tốt tại các Tổ chức tín dụng.
Liên hệ ngay Chuyên viên tư vấn Finser24h để được tư vấn hỗ trợ về mọi nhu cầu Tài chính của bạn.