Cho vay tiêu dùng: Bên cho vay, Bên vay và Công an (cơ quan chức năng).
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng tập trung triển khai dự án “dọn dẹp môi trường cho vay tiêu dùng” tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn, tỉnh thành tập trung nhiều dân lao động nghèo không tiếp cận được các nguồn tài chính chính thống từ Ngân hàng hoặc các gói vay tiêu dùng đúng nghĩa.
Về thị trường cho vay tiêu dùng, khi một gói vay được giải ngân thì sẽ xuất hiện 3 nhóm “đối tượng” sẽ có liên quan trực tiếp với nhau. Cụ thể như sau:
1. Bên cho vay: Là bên cấp tín dụng (cấp tiền) cho người có nhu cầu sử dụng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cho vay được chia thành 2 loại:
- Bên cho vay chính thống: Ngân hàng, công ty tài chính, công ty cầm đồ…đây là các đơn vị được thành lập, cấp phép hợp pháp theo qui định của Pháp luật và hoạt động theo sự quản lý theo dõi của cơ quan chức năng (pháp luật, ngân hàng nhà nước…). Điểm chung của các đơn vị này là có pháp nhân, ngành nghề hoạt động kinh doanh rõ ràng, thông tin về các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng được công bố cụ thể trên các phương tiện truyền thông, ứng dụng.
- Bên cho vay không chính thống: Là các đơn vị cho vay tiêu dùng nhưng không đăng ký giấy phép, hoặc hoạt động sai phép và đặc biệt là thông tin về pháp lý, thương hiệu, sản phẩm rất mập mờ, tạo sự hiểu nhầm cho khách hàng vay. Ngoài ra, các sản phẩm cho vay với lãi suất rất cao, phương thức thu nợ và đòi nợ cũng rất khác so với bên cho vay chính thống như: Gọi điện thoại liên tục, đe dọa, khủng bố hoặc có khi bắt cóc khách hàng để gây áp lực trả nợ…
Ngoài ra, còn có các bộ phận thu hồi nợ, công ty thu hồi nợ, mua bán nợ…cũng có liên quan mật thiết hoặc trực thuộc các đơn vị cho vay tiêu dùng, chuyên phụ trách việc thu hồi các khoản nợ chậm trễ của khách hàng.
(Xem thêm: Cách phân biệt App cho vay chính thống và App tín dụng đen)
2. Bên vay: Là bên có nhu cầu vay vốn và được bên cho vay cấp vốn theo một hạn mức và một khoảng thời gian vay vốn nhất định. Bên vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp). Ngoài việc Bên Vay có các quyền được pháp luật bảo vệ trong việc vay vốn thì Bên Vay phải có nghĩa vụ thanh toán gốc lãi khoản vay đúng hạn và đầy đủ. Nếu không, ngoài những chi phí phạt phát sinh do việc trả nợ chậm thì khách hàng sẽ bị chấm điểm tín dụng thấp, lưu lịch sử trả nợ chậm và nhóm nợ trên các hệ thống Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC, PCB).
3. Công an – Cơ quan chức năng: Là tổ chức phụ trách việc quản lý các hoạt động cho vay của Bên cho vay (chính thống) và triệt phá những đơn vị cho vay không chính thống. Ngoài ra, Côn an – Cơ quan chức năng còn hỗ trợ tiếp nhận, xử lý các trường hợp khách hàng vay (hoặc những người liên quan) bị các đơn vị cho vay áp dụng các hình thức cho vay, đòi nợ không đúng quy định của pháp luật.
Các cơ quan chức năng liên quan luôn theo dõi sâu sát cũng như nắm bắt tình hình để kịp thời có những giải pháp ngăn chặn, đề xuất các đơn vị cho vay có những giải pháp, sản phẩm thực tế hỗ trợ cho người đi vay qua những gói vay tiêu dùng phù hợp.
Trên đây là một số thông tin từ Finser24h nhằm giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn về sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.
Son Hoang