Cho vay Tiêu dùng tại Việt Nam

Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam.
Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam và Những điều cần lưu ý.

Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đến nay vẫn là một thị trường đầy tiềm năng và thách thức đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Vì sao thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Các yếu tố then chốt phải nói đến đó là quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng mới chỉ chiếm 27.17% GDP so với tỷ lệ trung bình 60-70% GDP của các nước trong khu vực Châu Á. Thêm vào đó, với dân số khoảng 100 triệu dân và độ tuổi trung bình là 33.7 tuổi thì đây là đối tượng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng lớn và đang trên đà tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, để khai thác được các tiềm năng của thị trường cũng như đối đầu với các thách thức mà thị trường đem lại thì Nhà nước và các ban ngành liên quan, các tổ chức tài chính cần quan tâm các vấn đề sau:

  1. Hành lang pháp lý.

Hiện tại trên thị trường cho vay tiêu dùng luôn xuất hiện 2 loại tổ chức cho vay: Hợp pháp và không hợp pháp. Trong đó, các tổ chức cho vay không hợp pháp và núp bóng các đơn vị hợp pháp chiếm tỷ trọng đa số, luôn có những cách thức tiếp cận khách hàng rất tinh vi và đan xen các yếu tố nhằm gia tăng lợi nhuận trên mỗi khách hàng vay. Các sản phẩm cho vay luôn được các tổ chức phát triển mới, xây dựng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng nhu cầu vay vốn cụ thể: Vay tiền mặt, vay sửa chữa nhà, vay mua phương tiện đi lại, mua trả góp, thẻ tín dụng….

Trong khi các Tổ chức tài chính cho vay hợp pháp luôn phải tuân thủ các qui định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước (SBV) về: Lãi suất, qui trình thẩm định phê duyệt, qui trình giải ngân, thẩm định thông tin khách hàng, nguồn thu, mục đích vay vốn… khi ra quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng thì Các tổ chức cho vay bất hợp pháp chỉ cần các thông tin cơ bản và một vài thủ thuật thu thập thông tin cá nhân (bất hợp pháp) là có thể cho khách hàng vay tiền một cách nhanh chóng.

Hệ quả của vấn đề này dẫn tới việc khách hàng sử dụng tiền không đúng mục đích, vay vốn khi không có phương án trả nợ và kéo theo đó là sự chây lỳ trong quá trình trả nợ, bùng nợ, trốn nợ.

  1. Qui định về thu hồi nợ và xử lý nợ xấu.

Quy trình thu hồi nợ của các Tổ chức tài chính hợp pháp cũng bị kiểm soát chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước nên việc thu hồi các món nợ khó đòi trở nên ngày một khó khăn hơn, khách hàng vay không những không hợp tác đóng tiền mà còn thách thức các tổ chức/nhân viên của tổ chức tài chính này.

Các tổ chức cho vay bất hợp pháp thì áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo kiểu “luật rừng” do không chịu quản lý của Ngân hàng nhà nước, sử dụng các phương tiện, công cụ, phần mềm cũng như con người trực tiếp gây áp lực, lăng mạ, bêu xấu hoặc dùng mọi thủ đoạn để đòi nợ thành công.

Dần dà theo thời gian khách hàng ngày càng bất hợp tác trong quá trình đóng nợ, hoặc tìm các cách để đối phó, lẩn tránh trách nhiệm thanh toán nợ vay.

  1. Hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân.

Theo qui định của SBV thì hiện tại 02 tổ chức được phép khai thác, tổng hợp và cung cấp thông tin tín dụng cá nhân là CIC và PCB. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ đánh giá khách hàng vay vì hệ thống thông tin cá nhân tại Việt Nam hiện tại chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ hoặc thông tin pháp lý còn bất cập, nên các đơn vị cho vay hợp pháp phải sử dụng các dịch vụ chấm điểm tín dụng của bên thứ 3: Viễn thông (điện thoại, internet), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ….

Cần có những qui chuẩn qui định chung và hệ thống tổng hợp, tích hợp thông tin tín dụng chung cho toàn thể cá nhân ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin tín dụng cá nhân một cách nhanh chóng và chính xác. Đồng thời có những chính sách nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân về tầm quan trọng của Thông tin tín dụng cá nhân.

  1. Xử lý các đơn vị cho vay bất hợp pháp.

Thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện tại đang bị “cày nát” bởi các đơn vị cho vay bất hợp pháp, hay còn gọi là tín dụng đen. Từ qui trình cho vay đến việc thu hồi nợ đã làm cho người dân Việt Nam rơi vào vòng xoáy của nợ nần không dứt ra được. Từ đó dẫn tới sự khánh kiệt về sức khỏe tài chính, công việc, lịch sử tín dụng…Chưa kể đến việc làm phiền những cá nhân liên quan đến khách hàng vay vốn.

Hy vọng trong tương lai, thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam sẽ ổn định và được đưa vào kiểm soát, vận hành một cách qui củ để Cho vay tiêu dùng thực sự trở thành cứu cánh cho những người đang cần tiền.

Sơn Hoàng.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top