Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến – Phần 2

Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến
Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến – Phần 2

(Các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến – phần 1)

Trong khi Công nghệ phát triển ngày càng hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu người dùng thì cũng là cơ hội để các Hacker lừa đảo qua mạng lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài chính, thông tin cá nhân, thông tin tổ chức hoặc các thông tin khác của người dùng nhằm thực hiện các mục đích vi phạm pháp luật khác.

Dưới đây là các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến mà người sử dụng mạng cần hiểu, nắm rõ và luôn đề cao cảnh giác, đề phòng nhằm bảo vệ bản thân, gia đình trước các cuộc tấn công, mất hoặc thông tin của mình bị kẻ xấu sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Cùng tham khảo các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến như sau:

  1. Giả danh cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát: Các đối tượng giả danh cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát nhằm gọi điện thoại hăm dọa và sử dụng các chiêu trò lừa đảo các nạn nhân chuyển tiền chứng minh ngoại phạm, sau đó chiếm đoạt. Các đầu số điện thoại gọi tới rất lạ, như: 0840, 0882,….
  2. Rao bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử: Đăng quảng cáo mời chào người tiêu dùng mua hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc với giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử.
  3. Đánh cắp thông tin CCCD để thực hiện vay nợ tín dụng: Các đối tượng bẫy người dùng internet hoặc mua dữ liệu người dùng trên mạng nhằm thực hiện mở tài khoản, đăng ký các khoản vay, trả góp…nhằm chiếm đoạt số tiền từ các tổ chức tài chính, ngân hàng. Hoặc giả danh nhân viên Ngân hàng để hỗ trợ nâng cấp ứng dụng, hạn mức tín dụng hoặc rút tiền thẻ tín dụng….
  4. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân: Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng của nạn nhân, sau đó xin lại phần tiền đó nhưng thực chất có một đối tượng khác đang dùng giao dịch đó để áp đặt khoản vay mượn tín dụng đen đó cho nạn nhân và yêu cầu trả khoản tiền gốc + lãi cắt cổ.
  5. Dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa: Giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng hoặc “dân anh chị” liên hệ với những nạn nhân của một vụ lừa đảo khác để đòi lại phần thiệt hại, phần tiền đã bị lừa. Đối tượng lừa đảo yêu cầu nạn nhân chuyển phần tiền cọc và sau đó chiếm đoạt.
  6. Đánh gắp Telegram OTP: Lập tài khoản Telegram giả danh các cơ quan, tổ chức…gửi tin nhắn yêu cầu xác thực tài khoản cho nạn nhân. Sau đó chiếm đoạt tài khoản của nạn nhân.
  7. Tung tin giả về cuộc gọi mất tiền Flashai: Gọi điện thoại thông báo tin giả, hướng dẫn phòng tránh cuộc gọi mất tiền Flashai, nạn nhân sau khi thực hiện theo hướng dẫn thì bị đối tượng đánh cắp thông tin cá nhân.
  8. Dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook: Tạo trang web quảng cáo bán dịch vụ lấy lại tài khoản Facebook, yêu cầu người dùng chuyển tiền cọc, cung cấp thông tin cá nhân sau đó chiếm đoạt.
  9. Rải link Phishing, seeding, quảng cáo bẩn trên Mạng xã hội: Tạo website giả mạo ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến với mục đích thu thập thông tin cá nhân của người dùng trên Internet.
  10. Cho số đánh đề, lô tô…: Các đối tượng chiêu dụ người dùng chơi đề, lô tô và yêu cầu người chơi chi trả tiền hoa hồng.
  11. Bẫy tình cảm, đầu tư tài chính, gửi bưu kiện và trúng thưởng: Các đối tượng thông qua các mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò để tiếp cận người dùng. Lợi dụng tình cảm và thiếu cảnh giác của nạn nhân nhằm kêu gọi chuyển tiền hoặc đầu tư tài chính.
  12. Sử dụng ứng dụng hẹn hò để lừa đảo: Các đối tượng tạo Profile đẹp trên các trang ứng dụng hẹn hò nhằm tạo các cuộc hẹn ở quán bar, nhà hàng sau đó ăn chia hoa hồng với chủ quán dựa trên hóa đơn ăn uống. Hoặc đặt phòng khách sạn sau đó chiếm đoạt tiền, tài sản của nạn nhân.
  13. Dịch vụ mua bán dữ liệu ngân hàng, tổ chức tài chính: Các đối tượng lợi dụng các mối quan hệ trong tổ chức tài chính nhằm cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin khách hàng, số dư tài khoản, thông tin tín dụng…nhằm trục lợi hoặc cung cấp thông tin khách hàng bất hợp pháp.
  14. Lừa đảo bảo lãnh nhân sự ở các tổ chức quốc tế: Nội dung khá dài nên Finser24h xin mời bạn truy cập vào link Tại đây để xem chi tiết hơn.
  15. Chuyển tiền làm từ thiện: Đối tượng giả danh là người nước ngoài muốn gửi tiền về Việt Nam làm từ thiện và nhờ người giúp đỡ với hoa hồng lên đến 30-40%. Sau đó, giả làm cán bộ hải quan bắt nạn nhân đóng phí thực hiện giao dịch.
  16. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội: Thông báo nạn nhân nợ tiền hoặc vay mượn quỹ Bảo hiểm xã hội và yêu cầu nạn nhân đóng phí, nếu không sẽ trình báo công an. Nạn nhân lo sợ đóng phí và bị chiếm đoạt số tiền phí này.
  17. Lừa đảo người tìm việc làm tại nhà: Đối tượng nhắm tới là các bè mẹ bỉm sữa hoặc nội trợ. Họ thông báo tìm nhân lực làm tại nhà cho những công việc đơn giản (như lắp ráp bút bi, dán tem, v.v) và yêu cầu nạn nhân đặt cọc trước khi nhận sản phẩm. Họ biến mất sau khi nhận được tiền cọc.
  18. Lừa nâng cấp sim 4g để chiếm đoạt tài sản: Giả nhân viên nhà mạng hướng dẫn nâng cấp SIM. Khi nạn nhân làm theo hướng dẫn, số điện thoại di động của nạn nhân sẽ bị chiếm đoạt và sử dụng. Sau đó, họ sẽ chiếm đoạt tiền từ các tài khoản ngân hàng gắn với số điện thoại đó.

Tóm lại, là người sử dụng internet thông minh tránh bị sập bẫy các hình thức lừa đảo qua mạng phổ biến, mọi người nên:

  • KHÔNG chuyển tiền cho bất kỳ ai thông qua điện thoại, internet mà chưa biết rõ về họ
  • Cơ quan nhà nước KHÔNG làm việc qua điện thoại, nếu cần sẽ mời lên trụ sở.
  • KHÔNG cung cấp OTP, tài khoản ngân hàng trực tuyến cho bất kỳ ai.
  • Khi người thân, người quen hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền, hãy gọi điện để xác nhận lại. HÃY LUÔN NGHI NGỜ!
  • Đa số các cách kiếm tiền dễ dàng qua mạng xã hội đều là ‘trò lừa đảo”

Sơn Hoàng.

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top